Blogger Widgets

Thursday, June 14, 2012

'RẤT ĐÁNG TIẾC' & 'THẢM GAI CHO NÔNG DÂN'!

ĐB Bùi Thị An (Hà Nội)

Quanlambao - Với cái Luật đất đai sở hữu toàn dân 'giả hiệu' thì có đến 10 ông bộ Trưởng bộ tài nguyên môi trường cũng chẳng làm gì hơn được. Quý vị Đại biểu có đủ can đãm để phản bác lại Nghị Quyết TW5 của Đảng để bảo vệ cử tri của mình không?
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường trả lời chất vấn: Từ “bài học sâu sắc” đến việc “trải thảm”

Phần lớn các câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường sáng qua 13.6 đều tập trung vào vấn đề bức xúc trong việc thu hồi, sử dụng đất.

Do mâu thuẫn lợi ích
ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) mở đầu phiên chất vấn với câu hỏi: “Việc thu hồi, đền bù đất thời gian qua gây bức xúc, bất ổn trong xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân với chính quyền. Vấn đề này đã nóng, đang nóng và tiếp tục sẽ còn rất nóng trong thời gian tới. Bộ trưởng đã và sẽ có những giải pháp cụ thể gì để giải quyết vấn đề này?”. Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thừa nhận lĩnh vực đất đai rất phức tạp.

Mâu thuẫn, bất đồng lợi ích giữa 3 bên là lợi ích của nhà nước, của người có đất và nhà đầu tư là nguyên nhân cơ bản gây ra những bức xúc, khiếu kiện kéo dài trong thời gian qua
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang

“Giá đất bồi thường còn thấp, chưa có quy định bắt buộc phải xây dựng khu tái định cư, tạo việc làm mới, chuyển nghề cho người bị thu hồi đất trước khi thu hồi”, Bộ trưởng Quang nhận định. Theo ông Quang, mâu thuẫn, bất đồng lợi ích giữa 3 bên là lợi ích của nhà nước, của người có đất và nhà đầu tư là nguyên nhân cơ bản gây ra những bức xúc, khiếu kiện kéo dài trong thời gian qua. Nếu có cơ chế tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người dân có đất thì giá thỏa thuận sẽ cao hơn so với giá đất mà nhà nước đứng ra thu hồi. Khi sửa luật Đất đai cần phải xem xét và quy định nhà nước sẽ quyết định thu hồi, lợi ích của mỗi bên cụ thể là gì, ông Quang nói. Cũng liên quan tới khiếu kiện về đất đai, ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Tiền Giang) đặt vấn đề: tại sao sau khi có kết quả giải quyết, trên 90% người dân vẫn tiếp tục khiếu nại? Trong khi chờ sửa luật Đất đai, Bộ trưởng sẽ làm gì để tham mưu Chính phủ giải quyết những điểm nóng đất đai, nhất là những vụ kéo dài thời gian qua?”. Bộ trưởng Quang hứa: “Số vụ khiếu kiện kéo dài còn nhiều. Thời gian tới chúng tôi sẽ tập trung chỉ đạo giải quyết”.
Đề cập thẳng vào một số vụ việc thu hồi đất gây bức xúc trong thời gian gần đây như vụ Tiên Lãng (Hải Phòng), vụ Văn Giang (Hưng Yên), vụ 2 mẹ con khỏa thân để phản ứng tại Cần Thơ, ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) đề nghị Bộ trưởng trả lời cho QH và cử tri cả nước được biết những vụ việc đó đúng - sai thế nào và bao giờ giải quyết xong? Thừa nhận để xảy ra các vụ việc đó rất đáng tiếc, “vụ Tiên Lãng là bài học sâu sắc đối với chúng tôi trong việc quản lý ngành”, Bộ trưởng Quang cho hay đã  thấy rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên - Môi trường, của địa phương trong việc thanh tra giải quyết các vụ việc này. “Còn việc đúng - sai thì phải được làm rõ và giải quyết trên cơ sở pháp luật chứ không có cách nào khác”, Bộ trưởng khẳng định.
“Thảm đỏ” cho nhà đầu tư, “thảm gai” cho người dân?
ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng: các địa phương “trải thảm đỏ” cho nhà đầu tư nhưng lại “trải thảm gai” cho nông dân. Người dân không có đất sản xuất trong khi các tài nguyên đất đai ở các khu công nghiệp, khu đô thị “ma” để hoang hóa. Bộ trưởng có biện pháp nào để hạn chế lãng phí này? Bộ trưởng Quang cho rằng: việc “trải thảm đỏ” cho nhà đầu tư là chủ trương lớn, trong giai đoạn hiện đại hóa, công nghiệp hóa thì vẫn phải tiếp tục “trải thảm đỏ”, nhưng sẽ không làm việc này bằng mọi giá mà phải tính đến lợi ích của người dân.
Thừa nhận việc đất bỏ hoang hóa trong các khu công nghiệp, khu đô thị là vấn đề bức xúc nhưng Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định: không có chuyện trải thảm đỏ cho nhà đầu tư mà lại trải thảm gai cho nông dân. “Trải thảm” cho lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, theo ông Dũng, cũng là để có nguồn lực tái đầu tư cho tam nông. “Việc làm đô thị hiện tại còn tự phát, theo phong trào, dẫn đến lãng phí. Nguyên nhân đầu tiên do quy hoạch chậm, bị động so với quá trình phát triển. Chất lượng quy hoạch thấp so với yêu cầu, thiếu nhiều quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị. Quản lý từ T.Ư đến địa phương trong quản lý đô thị đều có vấn đề. Bộ Xây dựng là cơ quan chịu nhiều trách nhiệm trong việc này” - Bộ trưởng Dũng thừa nhận.
Ông Dũng cho hay: Bộ đang soạn thảo những văn bản quy phạm pháp luật trong đó phân bổ rõ lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Trong đó, đặc biệt chú ý đến lợi ích của người dân có đất  bị thu hồi.
Tuệ Nguyễn
Thanh niên

No comments: