Blogger Widgets

Wednesday, April 23, 2014

Nghĩ gì về việc Khánh Ly về Việt Nam hát?

khanhly  Ngọc Nhi Nguyen - “Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong tù, nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết…” Bài hát này Khánh Ly hát rất hay, và chắc hẳn đã thuộc lòng, vì đã hát rất nhiều lần. Lần này Khánh Ly đích thân “trở về xứ Việt”, không biết cô sẽ nhắn gì cho những người còn ở trong tù?Cô sẽ có nghe “đâu đây vang giọng hờn rên xiết” của hàng trăm ngàn người dân đang phải sống khổ sở, nhọc nhằn, bị nhà cầm quyền CS cướp nhà, cướp đất?


https://www.youtube.com/watch?v=MeJpDmawAeQ&feature=player_embedded

Cũng như nhiều người chống cộng khác ở hải ngoại, mỗi khi nghe tin có một ca sĩ từ thời VNCH về VN hát là mình lại thấy thoáng qua 1 nỗi buồn và trên môi muốn bật lên một lời trách móc, vì đây là một hành động có thể xem là thỏa hiệp, là đồng tình với nhà nước CSVN và những chính sách bán nước hại dân của họ. Nhưng lần nào, mình cũng kìm lại được, cũng ráng tìm đọc các ý kiến khen chê nhiều chiều, và ráng tự đặt mình vào vị trí người ca sĩ đó để hiểu. Và chưa một lần nào mình đã lên tiếng chửi ai, vì thật sự mình chưa thấy ai làm gì quá đáng, đáng bị chửi.
 
Lần này nghe tin Khánh Ly về nước hát, giá vé đặc biệt cao, mình có nhiều băn khoăn hơn thường lệ. Vì Khánh Ly ngoài những ca khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn, còn nổi tiếng vì những ca khúc đấu tranh, hát cho quê hương như “Ai trở về xứ Việt”, “Chút quà cho quê hương”, “Saigon ơi vĩnh biệt”, v.v. đã trở thành 1 biểu tượng chống cộng của người Việt hải ngoại. Đối với nhiều người, hành động trở về nước hát là một sự phản bội đáng lên án.
 
Trầm lặng mấy ngày suy nghĩ, âm thầm tìm đọc những bài viết về Khánh Ly, còn chưa hình thành rõ rệt chính kiến gì, thì tình cờ nghe lời tâm sự của 3 người bạn ở VN, khiến cho mình có một cái nhìn khác.

 Một người bạn sống ở vùng quê miền Nam, từ nhỏ bị nhồi sọ yêu bác yêu đảng, chửi Mỹ căm thù Ngụy, mặc dù bản thân chưa từng gặp bác, chả biết bác đáng yêu chỗ nào, và cũng chẳng hiểu Ngụy là gì, và tại sao lại phải căm thù. Cho đến một ngày, bạn ấy tình cờ nghe được một bài hát nhạc vàng.
 
Bài hát với âm điệu rất VN, rất du dương, rất truyền cảm, làm xúc động lòng người, khác hẳn với những bài hát đỏ đầy căm thù hay những bài tình ca mì ăn liền bạn ấy vẫn nghe trên TV. Và bạn ấy bắt đầu tìm hiểu, bắt đầu lên mạng tìm vào những room karaoke của người Việt hải ngoại trên Paltalk, vào Youtube tìm những clip nhạc vàng, nhạc lính, nhạc trữ tình trước 1975 để nghe.

Lần đầu được xem những clip nhạc lính trên Youtube, nhìn thấy hình ảnh người lính VNCH quá đẹp, quá phong độ hiên ngang, bạn ấy chợt hiểu ra thật sâu sắc rằng đó không phải là Ngụy, càng không có gì để căm thù. Nghệ thuật và âm nhạc của VNCH, với tính nhân bản của nó, với những rung động rất chân thành của nó, đã hoàn toàn gột rửa tất cả những gì nhà trường và xã hội CS đã nhồi nhét cho bạn ấy.
 
Một người bạn khác, quê ở vùng “đất cày lên sỏi đá” Nghệ An, quê hương của HCM, gia đình 3 đời là đảng viên trung kiên, lại thường xuyên gửi cho mình những bản MP3 nhạc vàng do chính bạn ấy hát, cũng toàn là nhạc của VNCH ngày xưa. Người bạn này còn sưu tầm hình ảnh những ca sĩ của miền Nam trước 1975 như Khánh Ly, Thanh Tuyền, Giao Linh, Mai Lệ Huyền, Hùng Cường, Chế Linh, Duy Khánh, v.v. và trầm trồ khen ngợi là họ hát quá đỉnh, ca sĩ do CS đào tạo không thể nào sánh bằng.
 
Một bạn khác, đang sống ở Hà Nội, sau khi nghe Duy Khánh hát bài “Xuân này con không về” đã bảo mình “Thế này mới là nhạc chứ! Ba cái thứ nhạc mì ăn liền bây giờ nghe bài nào cũng na ná giống nhau, ca sĩ hát thì vô hồn, chán chết!”
 
Thì ra, CS Bắc Việt đã “giải phóng” đời sống vật chất của người dân miền Nam bằng súng đạn. Nhưng người VNCH đã giải phóng lại cho tâm hồn người CS bằng âm nhạc và nghệ thuật. Khỏi cần nói cũng biết cái nào mới thật sự là giải phóng.
 
Gần đến ngày 30-04, nghe tin Khánh Ly về nước hát, mình không thấy buồn giận gì, mà thấy một niềm an ủi nhẹ nhàng. Hãy để cho người dân miền Bắc, hãy để cho giới trẻ ngày nay, 1 lần được thưởng thức giọng hát và phong thái của 1 ca sĩ VNCH, để họ cảm nhận được từ trong từng tế bào, sự khác biệt, so với những ca sĩ thời nay chỉ giỏi gào thét và lộ hàng trên sân khấu XHCN, mặc dù người ca sĩ này nay đã 70 tuổi.
 
Âm nhạc, không có biên giới, không thể giết người, nhưng có khi lại là thứ vũ khí sắc bén nhất!

 



Nguồn: Ngoc Nhi Nguyen. Facebook, 16/04/2014.
NHỮNG BÀI NỔI BẬT CỦA QLB
 


2 comments:

Hoang hac said...

Bài thơ cho người ca sĩ !

Khánh Ly dĩ vãng ăn mày
Ngày xưa trong nước vang danh một thời !
Nhạc vàng phản chiến đổi đời
Bao nhiêu ca khúc da vàng buồn hiu !

Ngày nay tuổi đã xế chiều
Bao nhiêu tai tiếng , thị phi trong đời !
Nhưng nàng tưởng vẫn sáng ngời
Toan đem tiếng hát , lời ca về ...nhà !

Sài gòn nàng chẳng muốn ca,
Muốn ra Hà nội, đảng ta đang chờ
Đảng đang toan tính mập mờ
Còn nàng chỉ biết hốt to chuyến này!

Nghĩ nàng mặt cũng thật dày !

Hoàng Hạc

Unknown said...

Nếu Trịnh Công Sơn còn sống thì nói Khánh Ly về thắm TCS.

Bây giờ về lúc 30 Tháng Tư thỉ Khánh Ly đáng thương hại.

Con Dân