Blogger Widgets

Thursday, January 22, 2015

Những con hổ dữ!

25i6xoo.jpgNguyên Thạch (Quanlambao) 

Những mẩu truyện xưa về cọp, nếu có kể hoài cũng không hết. nhưng thôi, những câu chuyện như thế này thì chỉ hù được mấy đứa con nít vô tư lự và khơi dậy sự tò mò xen chút thích thú cho mấy mợ rỗi hơi ở không mà thôi. Còn mấy ông già, sồn sồn hay thanh niên trai tráng trong thời mạt quốc thì chỉ muốn thấy, muốn nghe kể về những con cọp khủng của thời đại tham nhũng mà vô số những con cọp cực kỳ hung dữ đã vồ đi hàng triệu triệu tấm thân gầy, đã cướp đi bao chân dài chân ngắn chưa kịp thời hết độ phát triển, đã say sưa uống từng mảng máu của lớp trẻ thơ vừa mới ra đời phải gánh chịu những món nợ khổng lồ do bọn tham quan đã nhẫn tâm cướp cạn. Chúng chẳng những không bị tiệt chủng mà ngược lại còn đang sinh sôi nảy nở phát triển và trường mặt một cách cực nhanh, cực mạnh dưới sự quan tâm bảo tồn của đảng CSVN.

*
 
 
Tôi còn nhớ như in câu dân gian thường nói: "Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận", Khánh Hòa nổi tiếng về cọp, nhưng tỉnh láng giềng Bình Thuận ngoài những chuyện kể rùng rợn về ma, nhưng về cọp thì cũng không kém phần rởn óc.
 
 
Vào những năm mà người ta nao nức hô hào và tham gia vào lực lượng Việt Minh mà thời gần đây người ta thường ví là "VẸM" cho cái gọi là "Kháng chiếng chống Pháp", trào ấy những cánh đồng còn hoang sơ, rừng rú còn bát ngát, gỗ quí còn đầy và dĩ nhiên "lực lượng" dã thú như cọp beo voi gấu báo trăn rắn rít cũng vẫn còn đầy dẫy mà người dân quê thường nói là: Cọp lạng.
 
 
Nghe đến hai tiếng cọp lạng là bất kể già trẻ lớn bé, ai cũng ớn lạnh vì nó đã được loài người gắn cho danh hiệu "Chúa tể sơn lâm", khi nhắc đến chữ "chúa tể" thì nó còn đồng nghĩa với "sợ hãi" như hung thần là vậy. Cho nên truyện về cọp thì nhiều lắm, thật sự cũng có, thêu dệt thêm mắm thêm muối, thêm nanh thêm vuốt cũng có. Nhưng dẫu là thế nào thì người xưa cũng đã lưu lại cho kho tàng về các loại thú rừng cùng đời sống hoang dã của nó như cọp, một trong những loài thú nay đã trở thành quí hiếm, đáng được bảo tồn vì ngày nay dưới bàn tay "giết tận, diệt tiệt" của loài thú cao cấp hơn khiến dã thú cấp thấp này đã lâm vào cảnh tiệt chủng.
 
51oi9l.jpg
 Trào ấy, một làng có tên gọi là "Làng Sông Lương" mà các thầy Đồ nho còn văn cách hóa thêm cái tên mang nghĩa lớn nữa là "Làng Long Dương". Ở đây rừng nguyên sinh gần như là còn nguyên thủy, cây cối to lớn xanh rợp phủ kín bên cạnh sườn cuối dãy Trường Sơn. Ở đây còn hiện diện đầy đủ của các loài thú rừng: Khỉ, voi, gấu, beo, hùm, heo rừng, trăn, rắn, kỳ nhông, tắc kè...đủ thứ.
 
 
Nhà ông cố nội tôi sở hữu rất nhiều ruộng đất mà nếu nói theo từ ngữ của "Đấu tố" là thuộc "thành phần đại địa chủ" đáng được chôn cả thân người chỉ chừa lại cái đầu cho trâu kéo cày xuyên qua trốc cổ. Ông cố nội tôi có hàng chục trai trẻ tá điền, người ở lực lưỡng ở độ tuổi bẻ gãy sừng trâu, da xạm nắng chắc bóng, mọt không thể nào ăn được thế mà họ cũng phải chào thua những con cọp khủng hơi hám tiếng tăm dậy cả một vùng này.
 
 
Thằng Đen ("nick name" của một nhân vật vào lúc ấy) to người vạm vỡ, cao xấp xỉ 1m8, ngoài thể lực vai u thịt bắp, nó còn được các tay võ thuật thuộc hàng cao thủ dạy dỗ truyền nghề vào lúc ban đêm sau những ngày làm việc ruộng rẫy. Tuy nó không mang đai đen, đai đỏ nhưng khi nó quánh ai thì người bị nó quánh cũng phải như gặp tai...nạn. Nó đã từng biểu diễn những pha rất là ngoạn mục. Đầu năm, làng có tập tục là "Tế Xuân", làng tế thì thường giết heo, ngã bò để dâng cúng thần linh trong làng mà phong tục Việt Nam thường gọi là: Thần Thành Hoàng, tức là những người đã bỏ công sức ra khai khẩn điền địa, lập ấp khai hoang tạo cơ ngơi cho dân chúng, những người như thế thì được dân địa phương tôn vinh thành Thần. Giết bò, thường người ta dùng búa tạ để đập đầu nhưng thằng Đen chỉ cần một cú đá ngàn cân vào cuống họng là con bò ngã đùng trợn to tròng mắt, hộc máu mồm, dẫy đành đạch rồi chết ngắt, khiếp thật.
 
 
Một hôm nơi mé rừng, trên cánh đồng ăn nước trời, nó với cặp bò đang cày ruộng thì bỗng dưng con cọp từ mé lùm xuất hiện, hai con bò cong đuôi phụt cứt nhảy bổng hoảng hốt, nó cố gắng bảo hai con bò rằng hãy bình tỉnh và nó cầm cây roi nhông trong tay, đứng trông thẳng vào con cọp to lớn bề thế. Ngày xưa trong truyện Tàu có Võ Tòng đả hổ nổi danh vì người Tàu họ biết chép lại sử sách để lưu truyền cho hậu thế, còn người Việt mình thì hình như "hơi bị" sao lãng thờ ơ cho những truyện như thế này nên nhiều chuyện đáng quan tâm đã bị chìm vào quên lãng.
 
 
 Thằng Đen trong tư thế thủ thế nhưng con cọp chả ngán, cọp xông ngay vào nó tấn công, khoảng cách từ 30 mét, mãnh hổ cong đuôi lấy sức lao thẳng phóng cao gần 2mét cốt để chụp đầu thằng Đen mà vồ, thằng Đen ý tứ đủ bình tỉnh để khom người lại trong thế quì thủ, khi con cọp trường qua khỏi đầu, nó tung ra hai cú đá liên hoàn, một ngay bụng, một ngay dái, người trượng phu ở thế chẳng đặng nên phải chấp nhận đá vào dái để triệt hạ độc thủ, con cọp bị đá vào chỗ bí hiểm, tức và thốn quá nó liểng xiểng vài giây rồi cố sức bỏ chạy. gần một tuần sau, nhóm người đi rừng ngửi thấy mùi thúi và lần đến nơi thì thấy con cọp đã chết sình.
 
 
Ở làng Long Dương, người ta ít sợ Tây lùng hơn là sợ cọp, cọp lạng ban ngày, cọp lạng ban đêm. Vô số trâu bò ngựa dê và ngay cả người cũng đã bị mất xác, con Bính, một trong những đứa con gái mặn mà có nhan sắc nhất nhì của làng ở độ tuổi mười sáu trăng tròn mà theo cách viết chữ Việt của bác là "keng thẻng", con bé này đã có hàng tá thằng con nhà "địa chủ" mê mệt, đăng ký làm rễ miễn phí không tính công để được cưới con Bính. Chuyện con gái đẹp có lắm thằng mê thì cũng là lẽ bình thường nhưng cọp đực cũng mê con gái đẹp, đó mới là chuyện lọa.
 
 
Một đêm trăng tỏ, con Bính nằm ngủ bên vách lá, cọp đực nhẹ nhàng dùng 2 chân trước vạch vách rồi ẵm gọn con Bính đi trong tiếng la hỏang hốt của nó và của gia đình hàng xóm dậy cả một vùng trời. Ba năm sau nơi tận rừng sâu thẳm, có người thấy dáng người ở chung với cọp, một người con gái với thân thể gầy guộc có mớ tóc dài thận thượt trông thể như ma. Cả dân làng thanh niên trai tráng hô hào xung công đi cứu nó, sau mấy ngày đêm len rừng leo núi, dân làng đã đuổi được con cọp đực to lớn và đem con Bính khùng khùng dại dại, vết thẹo đầy thân thể về làng và dĩ nhiên nó chưa có bầu. Lúc mới về làng, con Bính thường rống lên âm thanh dữ tợn của hùm "ùm...béo" khiến những tay trai làng không còn mê nó nữa.
 
 
 
Những mẩu truyện xưa về cọp, nếu có kể hoài cũng không hết. nhưng thôi, những câu chuyện như thế này thì chỉ hù được mấy đứa con nít vô tư lự và khơi dậy sự tò mò xen chút thích thú cho mấy mợ rỗi hơi ở không mà thôi. Còn mấy ông già, sồn sồn hay thanh niên trai tráng trong thời mạt quốc thì chỉ muốn thấy, muốn nghe kể về những con cọp khủng của thời đại tham nhũng mà vô số những con cọp cực kỳ hung dữ đã vồ đi hàng triệu triệu tấm thân gầy, đã cướp đi bao chân dài chân ngắn chưa kịp thời hết độ phát triển, đã say sưa uống từng mảng máu của lớp trẻ thơ vừa mới ra đời phải gánh chịu những món nợ khổng lồ do bọn tham quan đã nhẫn tâm cướp cạn. Chúng chẳng những không bị tiệt chủng mà ngược lại còn đang sinh sôi nảy nở phát triển và trường mặt một cách cực nhanh, cực mạnh dưới sự quan tâm bảo tồn của đảng CSVN.
 
 
Tôi thường đau lòng cho những dã thú thiên nhiên đã bị tàn sát bởi loài người và luôn mơ ước...phải chi những con cọp ngang tàng của thời sản hôm nay chết thay cho những con cọp thiên nhiên ngày xưa đã lâm vào cảnh tiệt chủng, được vậy thì sự an nguy của dân tộc, của Tổ Quốc không còn bị đe dọa vồ đi bởi loài dã thú được mệnh danh là chúa tể hung tàn.
 
 
 
Nguyên Thạch




No comments: